
Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển cùng với đó cũng xuất hiện nhiều mô hình, loại hình kinh doanh mới, trong đó mô hình kinh doanh đang phát triển và thịnh hành nhất nhất gần đây là nhượng quyền kinh doanh. Vậy, nhượng quyền kinh doanh là gì? Những điều cần thiết về nhượng quyền kinh doanh?
Căn cứ pháp lý: Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên pháp luật nước ta hiện nay chưa có một văn bản nào để giải thích về khái niệm này.
Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Có nhiều nguồn đưa ra những giải thích khác nhau cho khái niệm này. Ta có thể hiểu đơn giản nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại là việc một cá nhân, tổ chức kinh doanh một sản phẩm đem mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh đi bán cho người khác thành lập một chi nhánh trong 1 khoản thời gian nhất định hoặc vô hạn để thu 1 khoản phí nhất định hoặc phí thỏa thuận. Điều này có lợi cho cả hai bên.

Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Đối với đối tác nhượng quyền, bạn sẽ không cần phải dành một thời gian dài nghiên cứu, phát triển một thương hiệu hay, một sản phẩm mà chỉ cần thành lập một chi nhánh của một thương hiệu đã được xác lập. Hình thức nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng bởi ngay từ những thương hiệu đã được xây dựng sẵn từ trước của người khác.
Mô hình nhượng quyền kinh doanh

Cách phân loại các mô hình nhượng quyền
Nhượng quyền kinh doanh toàn bộ
Đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh với mức độ chặt chẽ cao. Đặc điểm của mô hình nhượng quyền kinh doanh này là thời hạn hợp đồng nhượng quyền kinh doanh khá dài, có thể kéo dài hơn 30 năm. Đối tượng của mô hình nhượng quyền kinh doanh này là nhượng quyền quy trình, chiến lược được chuẩn hóa, chính sách quản lý, điều hành, kiểm soát, hồ trợ tiếp thị được chuẩn hóa.
Phí nhượng quyền được trả ngay khi hai bên kí kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, đồng thời bên mua quyền phải trả một khoản phí hoạt động theo định kỳ.
Nhượng quyền kinh doanh một phần
Đây là mô hình nhượng quyền kinh doanh không được chặt chẽ như mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn bộ. Đối tượng của mô hình nhượng quyền kinh doanh này được chia thành nhiều loại nhỏ lẻ như nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị, cấp phép sử dụng thương hiệu, nhương quyền theo hình thức dùng chung tên thương hiệu.
Mô hình nhượng quyền này chỉ tập trung vào các khâu như: phân phối sản phẩm, hàng hóa ra thị trường, kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành và tiếp thị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho sản xuất các mặt hàng không chung ngạch, cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng….
Nhượng quyền có tham gia quản lí
Mô hình nhượng quyền này đặc biệt so với các mô hình trên bởi bên nhượng quyền sẽ cung cấp cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên mua. Điều này vừa giúp thương hiệu quản lý được chất lượng chuỗi, vừa hỗ trợ tốt nhất cho việc chuyển giao công thức, mô hình kinh doanh. Điển hình cho mô hình này có thể thấy như chuỗi khách sạn FLC, Highland Coffe, Starbuck Coffe, KFC….
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Mô hình nhượng quyền này được hiểu đơn giản là việc người bán tham gia góp vốn vào cơ sở nhượng quyền. Tùy theo khả năng quản lý, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường mà người nhượng quyền sẽ cân nhắc các yếu tố nào cần ưu tiên rót vốn sau khi đã có quyết định lựa chọn mô hình kĩ càng và phù hợp với doanh nghiệp mình.
Bằng cách này, người bán có thể tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên mua.
Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh
Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh
- Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
- Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
- Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt ộng được chuẩn hóa.
- Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
- Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
- Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
- Quảng cáo tại nơi bán hàng.
- Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh
- Không phải là thương hiệu riêng của mình.
- Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
- Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
- Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước
- Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
- Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…
Những lưu ý khi muốn mua nhượng quyền

Bạn phải thật cẩn thận để tránh khỏi những cạm bẫy này
Xem thêm: Cạm bẫy nhượng quyền – Những bài học cho doanh nghiệp
- Hỏi về số lượng cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
- Xem các số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của bên bán nhượng quyền.
- Đến thăm các cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
- Dùng thử các sản phẩm của bên bán nhượng quyền.
- Tham khảo trước mẫu hợp đầu của bên bán, nếu không được có thể hỏi họ sơ qua về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền.
- Hỏi về những thứ được làm và những thứ không được làm.
- Hỏi về giá Cog của 1 sản phẩm là bao nhiêu.
- Hỏi bên bán nhượng quyền hỗ trợ Marketing như thế nào.
- Hỏi về người phụ trách chính quán của bạn sau khi bạn mua nhượng quyền.
- Hỏi về tổng chi phí đầu tư nhượng quyền là bao nhiêu và chi phí nhượng quyền riêng là bao nhiêu.
- Hỏi xem bên bán nhượng quyền sẽ hỗ trợ gì đối với việc ký kết ứng dụng giao hàng bên thứ 3.
Top 10 thương hiệu nhượng quyền tốt nhất thế giới bạn có thể tham khảo

Top 10 thương hiệu nhượng quyền tốt nhất thế giới bạn có thể tham khảo
- Subway – Chuỗi thức ăn nhanh chuyên về sandwich
- McDonald’s – Chuỗi đồ ăn nhanh
- KFC – Chuỗi đồ ăn nhanh
- Burger King – Chuỗi đồ ăn nhanh
- 7-Eleven – Cửa hàng tiện lợi
- Pizza Hut – Nhà hàng Pizza
- GNC – Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
- Wyndham Hotel Group – Khách sạn
- Dunkin’ Donuts – Cửa hàng bánh ngọt, cà phê
- Dia – Cửa hàng tạp phẩm.
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.
- Trang web : https://ccboffice.vn/
- Hotline : 0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.