MỘT VÀI CÂU HỎI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÂU HỎI VỀ CÔNG TY HỢP DANH
2101, 2022

MỘT VÀI CÂU HỎI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÂU HỎI VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Công ty cổ phần và công ty hợp danh đều là loại hình doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có số lượng thành viên nhiều, có tư cách pháp nhân. Cổ đông phổ thông của công ty cổ phần và thành viên góp vốn của công ty hợp danh được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác. Dưới đây là một vài câu hỏi về công ty cổ phần và câu hỏi về công ty hợp danh.

CÂU HỎI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Là một pháp nhân được thành lập để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc thương mại và có vốn được chia thành cổ phần do các thành viên (cổ đông) nắm giữ. Trên lý thuyết người nắm cổ phần quản lý công ty cổ phần thông qua quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông hàng năm và bầu ra hội đồng quản trị (còn gọi là hội đồng giám đốc). Chức năng của hội đồng quản trị là quản lý hoạt động của công ty

Câu hỏi về công ty cổ phần

Đặc điểm của công ty cổ phần

  • Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số lượng ( có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông) ;
  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần ;
  • Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
  • Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc các nhân, tổ chức khác một cách tự do;

Bản chất của phần vốn góp và cổ phần

  • Thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn của chủ sở hữu;
  • Tạo cho thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông;
  • Thể hiện giới hạn trách nhiệm của thành viên và cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty;
  • Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là một loại chứng khoán.

Các loại cổ phần trong công ty

Cổ phần chính là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Công ty cổ phần có 02 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông là bắt buộc phải có, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong đó, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 03 năm đầu sau khi thành lập. Hết thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển thành cổ phần phổ thông.

Câu hỏi về công ty cổ phần về các bước để mua cổ phần

  • Mở tài khoản vốn
  • Ký hợp đồng mua bán cổ phần và thanh toán tiền qua tài khoản vốn
  • Đăng ký thông tin vào sổ cổ đông và cấp giấy chứng nhận cổ phần
  • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp phép
  • Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
  • Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng.

Nhược điểm của công ty cổ phần:

  • Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Câu hỏi về công ty cổ phần

CÂU HỎI VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Công ty hợp danh là công ty đối nhân hay đối vốn?

Công ty hợp danh lại là hình thức công ty đối nhân. Vì thành viên hợp danh của công ty hợp danh chủ yếu là những người thân thiết, có uy tín với nhau cũng góp vốn  sáng lập công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty hợp danh.

Nguồn vốn của công ty hợp danh

Vốn của công ty hợp danh có thể bao gồm vốn điều lệ và vốn vay của công ty hợp danh.

  • Vốn điều lệ của công ty hợp danh là vốn góp của các thành viên công ty hợp danh.
  • Vốn vay là vốn mà công ty hợp danh vay của các cá nhân, tổ chức khác.

Trường hợp công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì công ty hợp danh phải đáp ứng điều kiện này.

Công ty hợp danh có được tăng giảm vốn điều lệ

Có, trường hợp công ty hợp danh  thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn của thành viên hợp danh phải làm thủ tục Thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Trường hợp giảm vốn Điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các Khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Thực hiện góp vốn

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
  • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Câu hỏi về công ty cổ phần

Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:

  • Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
  • Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
  • Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
  • Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
  • Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
  • Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
  • Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
  • Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.

  • Website: https://ccboffice.vn/
  • Hotline  : 0985.575.185
  • Địa chỉ  : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.