KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ? CÁCH LẬP BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
2303, 2023

KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ? CÁCH LẬP BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Bản kế hoạch này bao gồm các định hướng, mục tiêu, kế hoạch cho từng bộ phận như bán hàng, marketing, tài chính,…

Kế hoạch này có thể giải thích lịch trình Công ty sẽ sử dụng tiền vay ngân hàng như thế nào, cộng với các mục tiêu quản lý và mục tiêu lợi nhuận trong ba hay năm năm tới. Báo cáo này thường đi kèm với bản báo cáo dự kiến về các thu nhập và các chi phí dự kiến cho cùng một thời kỳ. Hai báo cáo cần được bổ sung lẫn nhau.

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.

Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.

Nội dung của kế hoạch kinh doanh?

Trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp.

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Nội dung và cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Một số nội dung cụ thể gồm:

  • Xây dựng một bản đề cương về thị trường tham gia, bao gồm chi tiết về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Trong đó cần xác định việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Khách hàng là ai, đối tượng nào, khách hàng tiềm năng là ai, tạo dựng khách hàng tiềm năng như thế nào.
  • Nguồn lực tài chính được huy động như thế nào. Các khoản chi tiêu chính, cân đối kế toán và cân đối thu chi, sự vận động của vốn lưu động
  • Nêu ra tất cả những mục quan trọng trong đó tất cả những điểm chốt quan trọng phải được giải thích rõ ràng nên kèm theo một sơ đồ tổ chức thực hiện
  • Xây dựng một bảng biểu nội dung trong đó các yếu tố phải được phân tích rõ ràng như: dữ liệu thông dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định…
  • Phải có thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc.
  • Hoạch định một ngân sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch kinh doanh

Cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh

Các quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh

  • Cần phải tính đến mục tiêu và kết quả công việc kinh doanh
  • Đánh giá tình hình, kiểm tra lại thực trạng của công ty, doanh nghiệp mình, tạo dựng niềm tin, phải hiểu văn hóa công ty và thực hiện đeo bám quyết liệt để hoàn thành sớm tiến độ. Một tóm tắt mang tính thực hiện, nhấn mạnh những điểm chủ yếu về doanh nghiệp.
  • Nên đối chiếu với kế hoạch của một tháng. Khi phân tích kết quả, có thể điều chỉnh và nâng cao hơn cho lần sau để khả năng nắm bắt thực tế tốt hơn.
  • Khi xây dựng kế hoạch thì câu văn cần ngắn gọn, không sử dụng ngôn ngữ lạ hoặc những từ ngữ địa phương, không cường điệu hóa vấn đề, loại bỏ những câu, đoạn trùng lặp. Nội dung cần phải xem xét và chỉnh sửa một cách kỹ lưỡng, kiểm tra từ cả lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
  • Tránh việc dự tính lợi nhuận quá cao, hoặc kế hoạch tài chính kèm theo không hoàn chỉnh hay kế hoạch mà trong đó mục tiêu không cụ thể, hay như trong kế hoạch đánh giá sai tiềm năng thị trường, đề ra viễn cảnh quá lớn, chưa nắm rõ cơ chế phân phối và năng lực của đơn vị
  • Chú trọng vào phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh.

Cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Xác định mục tiêu dài hạn

Tùy từng vào giai đoạn sản phẩm và định hướng của doanh nghiệp mà mục tiêu được thiết lập khác nhau. Ví dụ với kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới, mục tiêu có thể là tiếp cận nhiều khách hàng, tăng độ phủ sóng. Còn với kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp thường đặt mục tiêu là gia tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thành công. Tuy nhiên, dù là bất kỳ mục tiêu nào, nhà quản lý cần chú ý phải cụ thể hóa bằng số liệu và cân nhắc với tình hình doanh nghiệp, thị trường hiện tại, tránh bị viển vông.

Xác định nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp

Để đảm bảo kế hoạch được lập ra một cách chính xác, doanh nghiệp cần xác định các nguồn lực như con người, công nghệ, mạng lưới quan hệ và đặc biệt là tài chính.

Nguồn lực càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều điều kiện để xây dựng những kế hoạch lớn với những nước đi mạo hiểm. Tuy nhiên, với một nguồn lực nhỏ, doanh nghiệp cần suy xét kỹ và có những hướng đi an toàn.

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Khi nghiên cứu và phân tích thị trường, bạn cần đánh giá: đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh và khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp nên tìm hiểu sau về các đối thủ trực tiếp của mình, theo dõi các động thái kinh doanh. Thậm chí, bạn nên học hỏi thêm một vài phương án mà bạn cho là hay và tránh mắc phải những sai lầm giống đối thủ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm bắt những thay đổi trong thị trường của bạn như xu hướng công nghệ, sản phẩm mới, sự thay đổi trong chính sách, kênh phân phối,… của ngành.

Nghiên cứu khách hàng tiềm năng

Khách hàng là trung tâm của mọi kế hoạch kinh doanh. Công ty cần tìm hiểu sâu về thói quen mua hàng, nhu cầu mua sắm và đặc điểm chung của khách hàng tiềm năng. Từ đó, xây dựng chân dung đối tượng cần nhắm đến. Hơn nữa, doanh nghiệp nên phân loại các nhóm khách hàng để đưa ra những phương án tiếp cận phù hợp.

Quản lý nhân sự

Nhân sự là một trong những tế bào của công ty, doanh nghiệp…cơ chế quản lý nhân sự bao gồm cả kỹ năng làm việc của họ. Luôn tăng cường sát sao trong quản lý và nâng cao đào tạo phát triển nhân viên cũng là điều cần thiết.

Đưa ra phương pháp và công việc cụ thể

Sau khi phân tích được thị trường, khách hàng, cũng như xác định rõ nguồn lực và mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ bắt đầu xây dựng các phương pháp và cách thức thực hiện và công việc cụ thể. Các đầu mục công việc càng rõ ràng bao nhiêu, doanh nghiệp càng giảm được nhiều rủi ro và đạt được mục tiêu đặt ra. Hơn nữa, nhà quản lý cần phân chia và giao các công việc này cho từng bộ phận và đặt ra KPI, các thang đo lường để theo sát và đánh giá hiệu quả làm việc.

Thực hiện kế hoạch kinh doanh

Đây là giai đoạn mà công ty thực hiện kế hoạch của mình và kiểm tra mức độ phù hợp và hiệu quả của chúng. Nhà quản lý sẽ phải kiểm tra sát sao tình hình công việc thường xuyên để có được những phương án giải quyết nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra. Bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý để kiểm soát công việc kinh doanh tốt hơn. Với phần mềm này, doanh nghiệp hoàn toàn dễ dàng kiểm soát hoạt động từ bán hàng, dự án đến quan hệ khách hàng, nhân sự.

Phần mềm quản lí

Đánh giá và điều chỉnh

Sau khi thực hiện các dự án, doanh nghiệp sẽ đánh giá được kết quả của kế hoạch kinh doanh dựa trên các thang đo và mục tiêu ban đầu. Nếu có vấn đề xảy ra, bạn nên phân tích để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp giải quyết. Hơn nữa, công ty có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp với tình hình hiện tại và đưa ra giải pháp mới thay đổi kế hoạch cũ.

Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng uy tín thật tốt: Nhà đầu tư rất quan tâm đến uy tín của nơi mình chuẩn bị đầu tư. Việc xây dựng uy tín là rất cần thiết và phải thể hiện sự uy tín qua các dự án, các sản phẩm đem ra thị trường.

Chú trọng tiềm năng đầu tư: Bên cạnh xây dựng uy tín thì tiềm năng đầu tư cũng tác động đến nhà đầu tư. Muốn được các nhà đầu tư để ý thì cần phải dành thời gian nghiêm túc, xây dựng cho kế hoạch kinh doanh.

Biết phân tích cạnh tranh: Các sản phẩm khi đưa ra thị trường thì luôn phải xác định có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phải đánh giá về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đề ra giải pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh.

Mẫu lập kế hoạch kinh doanh đơn giản

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Mẫu kế hoạch kinh doanh

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

Giới thiệu chung về doanh nghiệp:

  • Thông tin chung.
  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty.

Mục tiêu: Doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu gì?

Mô hình hoạt động: Công ty đang sử dụng mô hình kinh doanh nào?

Các lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh gì hơn so với đối thủ? Ví dụ: sản phẩm, công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực,…

Cách thức tổng quan để thực hiện mục tiêu: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào để đạt được mục tiêu đã đề ra và vận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình?

Phân tích thị trường

Môi trường vĩ mô

  • Kinh tế: Tốc độ phát triển nền kinh tế, mức độ lạm phát, dự đoán phát triển,…
  • Nhân khẩu học: dân số, phân bổ dân cư, trình độ học vấn,…
  • Văn hóa – xã hội: Thói quen và hành vi mua sắm, quan điểm, nhu cầu mong muốn… và những đặc điểm văn hóa khác có thể tác động đến hành vi tiêu dùng.
  • Môi trường công nghệ: Xu hướng công nghệ, thói quen sử dụng công nghệ,…
  • Chính trị – pháp luật: Các điều luật, nghị định ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và ngành của bạn.

Môi trường vi mô

  • Tình hình thị trường: tốc độ tăng trưởng của thị trường các kỳ trước? Xu hướng trong tương lai? Phương pháp kinh doanh mới?
  • Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh hiện tại là gì? Đối thủ cạnh tranh trong tương lai? Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ? Phương pháp kinh doanh của họ?
  • Nhà cung cấp: Nhà cung cấp hiện tại có vấn đề gì hay không? Đâu là nhà cung cấp tiềm năng? Danh sách các nhà cung cấp?
  • Khách hàng: Đặc điểm khách hàng? Phân nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng? Thói quen tiêu dùng và mong muốn của họ?
  • Phương pháp thích hợp nhất để tiếp cận?

Kế hoạch Marketing

  • Chiến lược Marketing: Giá, sản phẩm, phương pháp tiếp cận và vị trí thực hiện các phương pháp đó?
  • Kênh Marketing: Kênh marketing của doanh nghiệp gồm những gì? Đâu là các kênh chủ lực cần tập trung? Cách thức phát triển các kênh đó.
  • Chương trình Marketing: Các chương trình Marketing nào sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn?

Kế hoạch bán hàng

  • Kênh bán hàng: Đâu là cách kênh bán hàng online, offline? Kênh nào cần được chú trọng? Kế hoạch cho từng kênh.
  • Chương trình bán hàng: Các chương trình bán hàng được đưa ra là gì (giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý)? Chúng được thực hiện tại các kênh và địa điểm nào?
  • Tổ chức hoạt động bán hàng: Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng gồm những gì? Kế hoạch xây dựng hệ thống và hoàn thiện mô hình bán hàng?

Kế hoạch nhân sự

  • Đội ngũ quản lý: Ai quản lý từng hoạt động trong kế hoạch? Đâu là phương pháp quản lý phù hợp? Phương pháp trình báo các vấn đề diễn ra?
  • Chính sách nhân sự: Số lượng nhân viên là bao nhiêu? Chính sách lương thưởng? Các chế độ đãi ngộ? Thời gian làm việc?…

Kế hoạch tài chính

  • Kế hoạch huy động và sử dụng vốn: Nhu cầu đầu tư vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu? Phân bổ vào những việc gì? Xác định và phân tích các chỉ số đầu tư? (ROA,ROE, NPV, IRR…)
  • Các giả định quan trọng: Xây dựng giả định cho các khoản mục vốn, từng yếu tố chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Phân tích điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là bao nhiêu? Xác định sản lượng đem lại tổng doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi phí.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hiện tại và dự báo của doanh nghiệp.

Phụ lục

  • Bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng chỉ tiêu tài chính
  • Tài liệu phân tích thị trường
  • Các tài liệu tham khảo.
  • Và một vài loại tài liệu cần thiết khác.

Cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kế hoạch kinh doanh cũng như thành công trong việc lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm thuê văn phòng xin vui lòng liên hệ với CCB chúng tôi qua:

  • Trang web: https://ccboffice.vn/
  • Hotline : 0985.575.185
  • Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội