
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN – MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT
Bạn đang có dự định thành lập văn phòng đại diện nhưng chưa thực sự hiểu VPĐD là gì? Xem ngay nội dung bài viết sau của CCB OFFICE sẽ giúp bạn hiểu rõ tường tận và những quy định liên quan.
Văn phòng đại diện là gì?
Được quy định tại Khoản 2, Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020:
“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, VPĐD là đơn vị không được phép kinh doanh, thực hiện các hoạt động sinh lời, có doanh thu mà chỉ được thực hiện các hoạt động như: Liên lạc, đẩy nhanh tiến độ dự án…
Thành lập VPĐD có ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng, đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh. Ngoài ra, còn giảm thiểu các nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.
Đặc điểm của văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện
Tên VPĐD phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên VPĐD phải mang tên doanh nghiệp kèm theo “Văn phòng đại diện”.
Tên VPĐD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện, được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, VPĐD phát hành.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không
Là đơn vị phụ thuộc của công ty, nên VPĐD không có tư cách pháp nhân.
Chức năng chính của văn phòng đại diện
- Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước.
- Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp.
- Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm.
- Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo quy mô định hướng của Hội đồng quản trị.
- Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở, chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên.
- Quản lý các mặt kinh doanh tại địa bàn hoạt động.
- Soạn thảo những văn bản pháp quy để phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng dựa trên những văn bản pháp quy của doanh nghiệp.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên tại cơ sở.
XEM THÊM: CHI PHÍ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Một số thủ tục liên quan bao gồm:
– Đăng ký thành lập VPĐD công ty hợp danh
– Đăng ký thành lập VPĐD doanh nghiệp tư nhân
– Đăng ký thành lập VPĐD công ty cổ phần
– Đăng ký thành lập VPĐD công ty TNHH một thành viên
– Đăng ký thành lập VPĐD công ty TNHH hai thành viên trở lên
Mong rằng với một số thông tin trên, các bạn đã có cái nhìn tổng quát về VPĐD. Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của CCB OFFICE nhé.
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê và diện tích trống văn phòng cho thuê tại các tòa nhà.
- Website: https://ccboffice.vn/
- Hotline : 0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.