Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
0103, 2023

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Trong xã hội hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn tổ chức phi lợi nhuận là hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng điều này là không đúng. Tổ chức phi lợi nhuận thành lập với mục tiêu tạo ra những lợi ích cho cộng đồng, nhưng không phải không tạo lợi nhuận. Vậy tổ chức phi lợi nhuận là gì? Đầu tư phi lợi nhuận là gì? CCB sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về tổ chức phi lợi nhuận.

Căn cứ pháp lí: Theo khoản 1 Điều 12 Nghị Định 116/NĐ-CP CCB cập nhật cho bạn những thông tin sau đây

Phi lợi nhuận là gì?

Khái niệm phi lợi nhuận (Nonprofit) là để chỉ những hoạt động, tổ chức không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư, thu về lợi nhuận. Nói cách khác, phi lợi nhuận là hoạt động không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông hoặc cá thể mà sẽ sử dụng quỹ này để tài trợ cho các mục đích đặt ra ban đầu, hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Các hoạt động phi lợi nhuận thường mang tính cộng đồng và hướng đến những mục đích tạo ra các giá trị cho xã hội. Những người hoạt động chấp nhận những khoản chi phí lớn để đổi lại các giá trị khác mà họ cần.

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận (Non Profit Organization – viết tắt NPO) là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các cổ đông mà vì lợi ích của các thành viên tổ chức hoặc một cộng đồng bên ngoài, hoặc vì mục đích từ thiện không vì mục đích lợi nhuận bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài-tổ chức toàn cầu nhưng hoạt động độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia nào, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam

tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Tại nhiều quốc gia, muốn được công nhận là Tổ chức phi lợi nhuận cần theo một quy trình rõ ràng theo luật pháp nước sở tại và theo thông lệ quốc tế, để xin được công nhận.

Phân biệt giữa tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận

Tổ chức có lợi nhuậnTổ chức phi lợi nhuận
Mục tiêuThu lợi nhuận về cho tổ chứcMang lại lợi ích và giá trị tốt đẹp cho cộng đồng
Hoạt độngMọi hoạt động sẽ hướng đến tối đa hóa lợi nhuận cho chính tổ chức đóHoạt động để cung cấp những dịch vụ, phục vụ lợi ích của xã hội.
Chủ sở hữuTổ chức có lợi nhuận có thể là một công ty sở hữu độc quyền, một công ty hợp danhTổ chức phi lợi nhuận là một hiệp hội của nhiều người (câu lạc bộ, quỹ tín thác, bệnh viện công, hiệp hội hợp tác…)
Quản lýĐược quản lý bởi chủ doanh nghiệpViệc quản lý có hội đồng quản trị, người được ủy thác, ủy ban hoặc cơ quan quản lý.
Nguồn vốnVốn góp của các chủ sở hữuTừ hoạt động đóng góp, đăng ký, phí thành viên, từ thiện
Báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính định kỳ bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Tổ chức phi lợi nhuận lập phiếu thu và thanh toán, bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm kế toán để biết tình hình tài chính của họ.

Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận hiện nay

Tổ chức từ thiện

Để hoạt động dưới dạng tổ chức từ thiện, ngay từ đầu phải đăng ký công ty dưới hình thức là từ thiện. Tổ chức từ thiện được miễn thuế hoàn toàn và tất cả lợi nhuận kiếm được đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện đã đề ra từ trước, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, công ty hoặc hiệp hội.

Hình thức Hợp tác xã

Tổ chức này do nhiều cá nhân tập hợp thành, các thành viên có chung những quy định, một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về văn hóa, xã hội, kinh tế và hưởng lợi ích chung của tổ chức.

Tổ chức cá nhân

Điểm khác biệt là tổ chức này có một nguồn cung cấp tài chính. Doanh thu của tổ chức đến từ các khoản tài trợ hoặc đầu tư.

Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ và hoạt động dưới dạng độc lập, không có liên quan đến chính phủ của bất kỳ quốc gia nào.

Tổ chức phi chính phủ

Có nhiều hình thức tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức hữu nghị anh em

Được thành lập dựa trên niềm tin, sở thích chung và mục tiêu của các thành viên (sở thích về văn hóa, xã hội hoặc mục tiêu từ thiện).

Quỹ tương hỗ

Đây là dạng tổ chức tài chính trong đó lợi nhuận thu về được tái đầu tư vào quỹ nhằm mục đích phát triển hoặc duy trì tổ chức. Quỹ tương hỗ được gây quỹ từ chính các thành viên.

Phòng thương mại

Là tổ chức do nhóm các doanh nhân tập hợp lại nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động hợp tác và đầu tư, thương mại. Quỹ được gây từ phí thu được của thành viên tại các doanh nghiệp địa phương.

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội có thể bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nhằm mục đích gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng. Doanh thu thặng dư được tái đầu tư vào tổ chức để thực hiện mục tiêu phục vụ cộng đồng.

Mục đích của các tổ chức phi lợi nhuận

Các doanh nghiệp phi lợi nhuận được thành lập và đầu tư không nhằm thu về lợi nhuận cho tổ chức mà hướng mục tiêu hoạt động mang lại lợi ích và giá trị cho cộng đồng, vì xã hội. Bằng nhiều cách khác nhau mà các tổ chức phi lợi nhuận có thể chấp nhận các khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác mà họ hướng tới chứ không đơn thuần vì lợi nhuận.

Có những tổ chức thì mong muốn tạo ra môi trường bổ ích, lành mạnh cho cho các cá nhân, là cầu nối giữa các tầng lớp trong xã hội.

Dự án hoạt động phi lợi nhuận trong một số doanh nghiệp lợi nhuận cũng có một bộ phận. Đây thường là dự án độc lập, có bộ phận chuyên trách, hoạt động vì nhiều mục đích như truyền thông, hoạt động cộng đồng và tạo ra nhiều giá trị lớn cho xã hội.

Các tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng trên thế giới

Các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới

  • Tổ chức Bảo tồn Quốc tế
  • Hòa bình xanh
  • Viện Goethe
  • Thanh thương Hội Quốc tế
  • Viện Quản lý Dự án
  • Quỹ Mozilla
  • WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên: một quỹ được thành lập với mục đích bảo vệ các loài vật quý hiếm
  • AIESEC Tổ chức sinh viên phi lợi nhuận lớn nhất thế giới
  • CEP: Quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm

CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.

  • Trang webhttps://ccboffice.vn/
  • Hotline  : 0985.575.185
  • Địa chỉ  : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.