Tìm hiểu chi tiết về Startup
Startup được đánh giá như mảnh đất vàng để thế hệ trẻ mạnh dạn “bay cao, bay xa” khẳng định bản thân. Việc tự chủ về tài chính, xây dựng mô hình kinh doanh lành mạnh, đầy tiềm năng cũng như góp phần nâng cao xã hội luôn là những định hướng được các bạn trẻ “nhen nhóm” và khao khát thực hiện. Vậy như thế nào là Startup?
STARTUP LÀ GÌ?
Startup được tạm hiểu tiếng Việt là khởi nghiệp kinh doanh. Đây là từ để chỉ doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của việc định hướng phát triển kinh doanh.Những dự án kinh doanh này thường được bắt đầu bởi 1-3 người sáng lập, những người tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng cách phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó khả thi. Nguồn vốn để khởi nghiệp được cung cấp để duy trì hoạt động cho công ty thường do người sáng lập đầu tư.
Trong giai đoạn đầu của việc Startup,sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt,từ kinh phí duy trì,đến việc tìm đối tác,tìm kiếm thị trường,…Quy mô nhỏ,khả năng tiêu thụ thấp,cùng với chi phí cao nên Startup thường tham gia kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm.
CÔNG TY STARTUP LÀ GÌ?
Công ty startup là những công ty được thành lập với những dự án kinh doanh tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng cách tăng trưởng một số mặt hàng, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đấy khả thi. Các công ty startup khác với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, từ cách thức hoạt động cho đến xu hướng và thị trường.
Mặc dù cũng là công ty hoạt động với quy mô nhỏ, nhưng thị trường mà công ty startup hướng đến là toàn cầu. Vốn của các công ty startup thường được chia nhỏ cổ phần, với rất đa dạng cổ đông. Nếu một công ty startup thành công, tương lai trở thành một doanh nghiệp lớn rất nhanh. Nhưng với các công ty quy mô nhỏ, chỉ có thể bước chậm rãi và phát triển theo quy trình. Đây chính là sự khác biệt vô cùng lớn, để phân biệt giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ và startup.
ĐỂ BẮT ĐẦU STARTUP CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
1. Xác định mục tiêu start up
Trước khi bắt đầu một kế hoạch start up bất kỳ, thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Và để chọn ra cho bản thân hoặc doanh nghiệp một mục tiêu thiết thực thì bạn cần phải nghiên cứu rất nhiều thông tin.
Là người dẫn đầu, bạn cần am hiểu rõ nhất những cơ hội trên thị trường, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp start up của bạn và vai trò của bản thân, cũng như cách đánh giá hiệu quả phát triển. Sau đó, thiết lập một danh sách các công việc và vai trò cần có để hình thành nên kế hoạch start up này hoàn chỉnh.
2.Nghiên cứu sản phẩm
Sự sáng tạo là chìa khóa giúp bạn tạo được sự khác biệt so với đối thủ. Sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cụ thể mà chưa có công ty nào trên thị trường tạo ra. Với những đối thủ lâu năm, sức cạnh tranh lớn, sẽ rất khó nếu bạn không thể tạo ra điểm nhấn cho doanh nghiệp startup của mình. Hãy dành thời gian để khám phá và trải nghiệm tất cả những lợi ích và bất lợi của sản phẩm/ dịch vụ bạn sẽ đầu tư start up.
3. Xoay vốn khởi nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào chuẩn bị đưa vào hoạt động cũng cần đến nguồn vốn, dù là doanh nghiệp phi lợi nhuận. Startup cũng thế, vốn tạo nên sự tồn tại của doanh nghiệp, và quyết định khả năng duy trì của doanh nghiệp đó.Thực tế chứng minh rằng, dù ý tưởng của bạn có hay đến đâu, nhà lãnh đạo có giỏi cách mấy. Nếu không có tài chính vững mạnh để vượt qua những thử thách của thị trường thì bạn sẽ không trụ vững được. Hãy trở nên thông minh trong kêu gọi vốn và xoay dòng tiền startup hiệu quả.
4. Triển khai kế hoạch làm việc của cá nhân và đội nhóm.
Bạn cần đề ra một số yêu cầu để tuyển chọn người đồng hành như: Họ là ai? Họ ở đâu? Họ có background như thế nào? Chuyên môn hiện tại của họ là gì? Kinh nghiệm làm việc của họ kéo dài bao lâu?Tiếp đó, bạn hãy bắt tay vào việc lập sơ đồ tổ chức nhân sự, phân công công việc như thế nào và ấn định vị trí của bản thân trong sơ đồ ấy. Biết tận dụng nhân tài và khiến họ cảm thấy tài năng của họ được trân trọng là cách các nhà khởi nghiệp giữ chân nhân viên có tâm trong mọi hoàn cảnh, dù là khó khăn nhất.
5. Tạo nội quy, văn hóa cho doanh nghiệp startup
Để bắt tay vào thiết lập một startup thành công không thể thiếu việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong vai trò một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu tường tận tâm tư, tính cách của từng thành viên trong tập thể. Để từ đó định hướng một phong cách làm việc chung với những nội quy công bằng và phù hợp cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp startup.
6. Rèn luyện tinh thần chiến thắng
Startup là một con đường với đầy rẫy gian nan và thử thách, đòi hỏi người dẫn đầu phải sở hữu tinh thần thép để dẫn dắt “con tàu” startup vượt qua mọi khó khăn, mà không bị đắm chìm. Ngay cả khi mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, người dẫn đầu vẫn cần sẵn sàng tinh thần để đối mặt với biến cố và có trách nhiệm hàng đầu.
7. Tự tin vào bản thân mình
Nếu gặp những vấn đề nằm ngoài tầm với, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các cộng sự, bạn bè, người thân, các chuyên gia có chuyên môn. Học cách bỏ ngoài tai những lời dèm pha, dè bĩu, những đối thủ đang chơi xấu, rình rập. Hãy làm mọi khả năng để xử lý vấn đề một cách hoàn hảo nhất, để đưa “con tàu” startup tiếp tục tiến về phía trước.
Startup luôn cần sự sáng tạo để có sự khác biệt và trở nên độc đáo, nổi bật trên thị trường. Vì vậy, dù bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào, các Startup cũng cần thể hiện được tính độc đáo của riêng mình, có như vậy giá trị thương mại của công ty mới được định giá cao trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng và trở thành Startup có tiềm năng lớn, được rót nhiều vốn.
NÊN STARTUP TRÊN LĨNH VỰC NÀO?
Để có thể Startup thành công không phải điều đơn giản, rất nhiều người khởi nghiệp Startup đã thất bại, nhưng cũng có những doanh nghiệp thành công lớn như Uber, Xiaomi, Airbnb, Instagram, Pinterest… Công việc Startup không nhất thiết phải về một ngành hay một công việc cụ thể hay cố định nào, có thể là rất nhiều công việc liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, hoặc có thể là bán cơm văn phòng, café nhưng với một ý tưởng độc đáo, sáng tạo, vẫn có thể trở thành một Startup thành công, thu hút được các nhà đầu tư.
KHÁM PHÁ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA STARTUP
Giai đoạn 1: Định hướng
Trong giai đoạn này, Startup sẽ thiết lập ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Giai đoạn khởi này này là những bước đi đầu tiên, có vai trò vô cùng quan trọng quyết định một nửa sự thành bại trong hành trình phía trước của một Startup.
Giai đoạn 2: Thử thách
Hoàn tất giai đoạn 1, bước đến giai đoạn 2 là lúc Startup vươn vai, đón nhận những thách thức gian nan với rất nhiều trở ngại khách quan lẫn chủ quan. Đây là giai đoạn phần lớn những Startup ở Việt Nam đều thất bại và phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Giai đoạn 3: Hòa nhập
Bước qua những thử thách dạo đầu, giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn trong mơ của các Startup. Lúc này, Co-founders sẽ đề ra các kế hoạch mục tiêu trong dài hạn và bắt đầu thực hiện theo đúng dự kiến, kế hoạch đề ra với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Giai đoạn 4: Tăng tốc
Đây là giai đoạn Dream Come True (Giấc mơ trở thành sự thật) của mọi doanh nghiệp startup. Khi những người sáng lập yên tâm về khả năng trụ vững của doanh nghiệp và có thể đưa ra những kế hoạch mở rộng, nâng cấp, phát triển với những mục tiêu dài hạn trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ về Startup và các vấn đề xoay quanh về Startup được CCB office tổng hợp và gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan về Startup, có cho mình những lựa chọn sáng suốt và hết lòng với những quyết định trên đường đời của mình nhé!Để được tư vấn và cung cấp thêm các thông tin về văn phòng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua:
• Website: http://ccboffice.vn
• Hotline : 0985.575.185
• Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội