OKR LÀ GÌ? PHÂN BIỆT OKR VÀ KPI
Ork là gì? OKR được biết tới là một trong những xu hướng phương pháp quản trị mục tiêu trong doanh nghiệp mới và hiệu quả. Bài viết dưới đây CCB Office sẽ tổng hợp tất cả những điều bạn cần biết về OKR – Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt.
OKR là gì?
OKRs (Objective Key Results) không phải là một công cụ mới xuất hiện mà đã được tạo nên, áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1970. Đây là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lí mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào các nỗ lực đóng góp của cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lường các đóng góp ấy để giúp tổ chức phát triển.
Đặc trưng của OKR là gì?
OKR có các đặc trưng cơ bản sau:
– Hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn, ví dụ như Google thiết lập là hàng quý.
– Hệ thống mục tiêu có tính liên kết và phân cấp từ công ty, sau đó chuyển xuống các bộ phận, các nhóm và cuối cùng là từng cá nhân.
– Mục tiêu trong doanh nghiệp (được gọi là Objectives – Chính là chữ O trong OKR) được cụ thể hóa bằng các kết quả then chốt (Key Results – KR), ví dụ mục tiêu “Tăng lượng truy cập vào web site”, qua nghiên cứu cho thấy có thể đạt được bằng hai kết quả then chốt:
+ Cải thiện xử lý lỗi 404 (Lỗi truy cập vào trang không tồn tại).
+ Ra mắt 3 chức năng mới trên web site để thu hút thêm người sử dụng, kéo dài thời gian họ ở trên site, đồng thời đo lường được kết quả.
Nguyên lý hoạt động của OKR
Hiểu được quản trị mục tiêu OKR là gì, vậy OKR hoạt động như nào? OKR là một mô hình để quản lý mục tiêu doanh nghiệp, tuy nhiên OKR hoạt động có phần khác hơn vì dựa trên hệ thống niềm tin. Có bốn yếu tố nằm trong hệ thống niềm tin của OKR, cụ thể là:
- Tính tham vọng: Khi đặt ra mục tiêu, nó cần phải cao hơn so với ngưỡng năng lực
- Tính đo lường được: Các kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức công ty, từ CEO cho đến thực tập sinh đều được biết và theo dõi được OKR của doanh nghiệp
- Tính hiệu suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Sự khác biệt giữa OKR và KPI là gì?
OKR và KPI có điểm khác biệt tuy nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. OKR như một mảnh ghép kết nối mục tiêu kỳ vọng và kết quả thực tế bạn phải nhận được. Nó giúp bạn bứt phá khỏi vùng an toàn, dám đương đầu và chấp nhận thử thách từ những điều bạn chưa từng làm. Nếu bạn có tham vọng lớn, thì OKR sẽ là kim chỉ nam dẫn bạn tới đích đến lý tưởng trong tương lai.
Còn thuật ngữ KPI chỉ đơn thuần được dùng để đo lường hiệu suất làm việc, khối lượng công việc đã hoàn thành và đang trong thời gian triển khai. KPI thì chỉ quan tâm đến kết quả, OKR quan tâm tới mục tiêu và việc hoàn thành mục tiêu đó.
XEM THÊM: ADMIN EXECUTIVE LÀ GÌ?
Lợi ích của OKR
OKR sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp thông qua 6 lợi ích chính.
- Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
- Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.
- Tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
- Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
- Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
- Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá cho thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.
- Website: https://ccboffice.vn/
- Hotline : 0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.