
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN THƯỜNG KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐỀ RA
Ai cũng từng đặt mục tiêu ít nhất 1 lần và mỗi lần như vậy ta cảm thấy mình rất hào hứng để đạt được nó. Nhưng rồi một thời gian sau ta dần dần bỏ quên hoặc từ bỏ mục tiêu đó. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?
Có khá nhiều nguyên nhân, CCB Office sẽ đề cập đến cho bạn một số nguyên nhân phổ biến nhất
3 Nguyên Nhân Chính Khiến Bạn Không Đạt Được Mục Tiêu Đề Ra
Do động lực đặt mục tiêu đó không thật sự đủ lớn.

Nguyên nhân khiến bạn thường không đạt được mục tiêu đề ra?
Có thể bạn đặt mục tiêu phải đậu đại học A, thông thạo ngôn ngữ với tấm bằng điểm cao, có mức thu nhập 9 chữ số mỗi tháng,…
Chưa bàn đến khả năng đạt được mục tiêu, có một vấn đề ở đây là chúng ta thường quên hỏi mình rằng tại sao bản thân THẬT SỰ muốn đạt được những mục tiêu này?
Ta sẽ có nhiều lý do như để được công nhận, do bản thân ta mong muốn, có cuộc sống tốt hơn… Tuy nhiên, thực tế là động lực này thường chỉ hữu hiệu cho một bộ phận người nhất định. Đó là những người mà họ thích có cảm giác được hoàn thành, thích cảm thấy mình sống ý nghĩa…
Còn với rất nhiều người thì ta lại không mấy phấn khích khi nghĩ đến những điều tốt đẹp này, mà ta lại sợ mình sẽ mất những gì hơn. Đối với họ, động lực lại đến từ nỗi sợ, nỗi mất mát. Nếu học không tốt bạn sẽ mất niềm tin từ ba mẹ, từ mọi người. Nếu lương thấp con cái và gia đình bạn sẽ sống trong nghèo khổ, không được chăm sóc đầy đủ….
Hơn ai hết, bạn phải rõ ràng rằng bản thân cần gì chứ không phải chạy theo những mục tiêu mà xã hội vẽ ra.
Có một cách đơn giản để bạn làm rõ mong muốn của mình, đó là mỗi khi đặt mục tiêu, bạn hãy tự hỏi mình 2 câu và ghi câu trả lời càng cụ thể càng tốt?
- Mình sẽ đạt được gì và sẽ cảm thấy thế nào nếu đạt được điều này.
- Mình sẽ mất gì nếu không đạt được mục tiêu này.
Nếu bạn thiên về đạt được thành quả, hãy viết ra những điều càng tích cực càng tốt, viết ra cảm giác sung sướng, hạnh phúc của bạn như thế nào khi đạt được điều đó.
Nếu bạn thiên về né tránh mất mát, hãy viết ra những điều bạn sẽ mất càng rõ ràng, càng tiêu cực càng tốt, hãy để nỗi sợ đó bên trong bạn lớn đến mức bạn không thể làm không được.
Bạn nên trả lời cả 2 câu hỏi, và có thể ưu tiên yếu tố ảnh hưởng đến mình nhiều hơn để viết rõ ràng hơn. Và sau khi trả lời cả 2 câu hỏi trên mà vẫn không cảm thấy mình thật sự muốn làm: Hãy tự hỏi, hành trình này có đáng để đi hay không? (Nếu câu trả lời là không thì đừng làm). Bởi vì bạn không cảm thấy đáng làm, thì dù bạn có đạt được cũng không ý nghĩa gì cả.
Bạn chưa chuẩn bị đủ ý chí để vượt qua khó khăn.
Có thể ban đầu khi viết kế hoạch, bạn đã chia mục tiêu ra làm nhiều phần nhỏ, có định lượng cụ thể để đạt được rõ ràng. Tuy nhiên, “đời không như là mơ”. Con đường chúng ta thường đi lại là con đường đầy sự bất ngờ. Bạn có thể thấy, nó đủ thử bẫy rập, chông gai, mưa bão để ta phải đi qua.
Bạn nghĩ rằng mình sẽ làm được, nhưng bạn lại không biết bất ngờ luôn xảy đến, hoặc kế hoạch luôn có sự thiếu sót.
- Bạn muốn đậu trường đại học, nhưng học mãi điểm vẫn không cải thiện, cơ chế thi thay đổi từ tự luận sang trắc nghiệm một cách bất ngờ, bị sốt vài ngày trước khi thi…
- Bạn muốn nói tiếng Anh tốt hơn, nhưng sở thích mới xuất hiện, bạn phải đi làm thêm, hay người bạn tập nói chung bận việc…
- Bạn muốn kinh doanh để có thu nhập cao, nhưng các vấn đề khách hàng, doanh số, nhân viên dòng tiền, pháp lý,… liên tục xuất hiện.
Chưa kể đến, những lúc tình hình kinh doanh không khả quan, người thân, bạn bè chưa chắc động viên bên cạnh mà thậm chí lời ra tiếng vào để tạo thêm áp lực.
Có vô vàn những yếu tố bạn khó kiểm soát xuất hiện. Mà nếu như bạn không chuẩn bị tinh thần và ý chí trước. Bạn rất dễ gục ngã trước những thứ này để từ bỏ con đường mình đi. Động lực hành động chỉ là thứ giúp bắt đầu, nhưng để đi xa, thói quen mới là thứ giúp bạn kiên trì đi. Vậy nên ở phần này, các bạn hãy tự viết ra để hình dung trước:
- Những khó khăn, cám dỗ nào có thể sẽ ảnh hưởng đến con đường đến mục tiêu của mình?
- Bạn có thể làm những gì, bạn có những nguồn lực nào có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn, cám dỗ này?
- Bạn cần những thói quen nào để đạt được mục tiêu này?
Hãy viết thật chi tiết, thật cụ thể nhất có thể. Và đây có thể là bước tốn năng lượng nhất khi bạn đặt mục tiêu, nhưng hãy làm trước khi bạn bắt đầu. Bởi vì một khi đã bắt đầu, bạn sẽ rất dễ từ bỏ khi khó khăn xuất hiện vì không phải lúc nào bạn cũng có đầy đủ ý chí vượt qua.
Thiếu cam kết với chính mình và quên đi lý do đã bắt đầu.
Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn đặt ra để hài lòng người khác. Tất cả những mục tiêu này phải được cam kết với chính con người bạn. Và bạn chứ không ai khác, phải là người tự nhắc nhở mình mỗi ngày về mục tiêu quan trọng mà ban đầu đã xác lập. Từ đó, bạn có thể kiên định đi đến cùng. Có thể kết quả không phải như bạn đã dự định, nhưng ít nhất bạn đã không bỏ cuộc dễ dàng, để rồi nhìn lại bạn biết mình đã đi được bao xa, có được những bài học gì.
Vạn sự khởi đầu nan, nhưng hãy để gian nan này giải quyết triệt để ngay từ đầu, chứ đừng bao giờ để bản thân mình rơi vào tình trạng “gian nan bắt đầu nản”. Chúc bạn thành công.
Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân khiến bạn không đạt được mục tiêu mà CCB Office muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được những nguyên nhân cản trở bạn đi đến thành công và biết cách khắc phục nó một cách hiệu quả. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Trang web: https://ccboffice.vn/
- Hotline : 0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội