Mẫu đơn xin nghỉ thai sản và những thông tin cơ bản cần biết
1002, 2023

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản và những thông tin cơ bản cần biết

ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN VÀ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CẦN BIẾT

Các chị em khi nghỉ dài hạn trong thời gian sinh nở đều cần viết đơn xin nghỉ thai sản. Đây cũng là cơ sở để bạn nhận được những hỗ trợ theo chính sách của công ty, nhà nước. Vậy nên việc tìm hiểu về đặc điểm, quy cách đơn là rất quan trọng. Chúng giúp bạn đảm bảo được quyền lợi của mình, giá trị hiệu lực của đơn mà không có lỗi sai phạm nào.

Đơn xin nghỉ thai sản và những thông tin cơ bản cần biết

Đơn xin nghỉ thai sản và những thông tin cơ bản cần biết

ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN LÀ GÌ?

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là văn bản hành chính được người lao động (thường là lao động nữ) lập ra với mục đích để xin doanh nghiệp cho phép họ nghỉ làm để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp đến theo đúng như quy định của Nhà nước. Văn bản này phải có đủ các thông tin quan trọng như: thông tin cá nhân của người viết đơn, lý do nghỉ, thời gian nghỉ, lời cam kết…

Đơn xin nghỉ thai sản là gì?

Đơn xin nghỉ thai sản là gì?

QUY ĐỊNH TRỢ CẤP VỀ NGHỈ SINH CON THEO PHÁP LUẬT

Khi nghỉ thai sản, các chị em gần như không thể lao động kiếm thêm thu nhập. theo pháp luật hiện hành, để hỗ trợ, những cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều được nhận trợ cấp thai sản. Quyết định này được quy định rất rõ trong điều 38 của Luật BHXH ban hành năm 2014. Theo luật, số tiền trợ cấp mỗi lần sinh gấp đôi mức lương cơ sở trong tháng của họ.

Quy định trợ cấp về nghỉ sinh con theo pháp luật

Quy định trợ cấp về nghỉ sinh con theo pháp luật

Tại điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 đã quy định rất rõ. Theo đó, mức thưởng dành cho lao động nữ sẽ là tích của 100% với bình quân tiền lương tháng trong 6 tháng. Để nhận được ưu đãi này sẽ đòi hỏi thêm những điều kiện khác về thời gian tham gia trong quá trình làm việc.
Đặc biệt, những quy định này chỉ có hiệu lực khi bạn làm đơn xin nghỉ thai sản. Bởi đây là căn cứ xác thực nhất để cấp lãnh đạo chấp thuận và phê duyệt.

THỜI GIAN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Các lao động nữ sẽ được phép nghỉ nhiều nhất là 5 lần cho mỗi lần khám thai, mỗi lần từ 1 đến 2 ngày. Với trường hợp phải tiến hành nạo/phá thai do nguyên nhân bệnh lý thì số ngày NLĐ được nghỉ tương ứng với số tuần tuổi của thai nhi (từ 10 đến 50 ngày, không ngoại trừ các các ngày lễ, Tết).

Lao động nữ mang thai được nghỉ và hưởng chế độ thai sản trước sinh và sau sinh 6 tháng. Thời gian cụ thể để nghỉ sau khi sinh là 4 tháng. Đối với các đối tượng sinh đôi, sinh ba… thì người mẹ được phép nghỉ thêm 1 tháng đối với mỗi bé (tính từ bé thứ 2).

Sau khi kết thúc thời gian nghỉ quy định, nếu thấy sức khỏe chưa đảm bảo thì có thể xin doanh nghiệp cho nghỉ thêm. Đối với người sinh thường thì họ được phép nghỉ thêm 5 ngày, người sinh mổ thì được nghỉ thêm 7 ngày, người sinh đôi… trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày. Trong những ngày nghỉ, NLĐ vẫn nhận được 30% lương cơ sở.

NỘP ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Trong luật Bảo hiểm xã hội không đề cập cụ thể đến thời gian nộp đơn. Do đó, trong khoảng thời gian trước khi nghỉ, chỉ cần bạn hoàn thành nộp cho cấp trên là được. Để tránh tình trạng bị dồn ứ công việc hoặc không kịp xử lý thì bạn nên cân nhắc là lựa chọn thời gian nộp đơn phù hợp. Thông thường nên trước thời gian dự kiến sinh khoảng 1 tháng. Việc chủ động nộp đơn trước sẽ giúp công ty dễ dàng sắp xếp người thay thế hoặc xử lý công việc của bạn.

MẪU ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN MỚI NHẤT

Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ thai sản dưới đây


Mẫu đơn xin nghỉ thai sản

MẪU ĐƠN XIN NGHỈ THÊM SAU THAI SẢN

Bên cạnh đơn xin nghỉ thai sản, một số lao động nữ còn quan tâm đến cả đơn xin nghỉ thêm. Nguyên do có thể là vì sức khỏe còn yếu, con nhỏ bị bệnh hoặc bất kỳ lý do nào chưa thể khắc phục. Do đó, để có thể tiếp tục nghỉ thêm mà không bị đánh giá là vi phạm quy định, bạn cần viết đơn xin phép gửi về công ty, cơ quan đang công tác.
Trong phần nội dung, bạn cần nêu rõ tình trạng của bản thân và con hiện tại. Ví dụ, quá trình sinh khó khăn nên gặp vấn đề về sức khỏe, hoàn cảnh gia đình chưa thể khắc phục, tình trạng con cái, … Khi xin nghỉ thêm, bạn phải đảm bảo chúng đáp ứng quy định theo luật BHXH. Nếu nội dung không thuyết phục, đơn sẽ bị từ chối.

ĐƠN XIN ĐI LÀM TRƯỚC THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN

Thời gian nghỉ thai sản trung bình của một người là 6 tháng. Vậy nhưng với những người không vướng bận con cái, có sức khỏe tốt thì lại muốn đi làm sớm. Với trường hợp này, bạn sẽ cần viết đơn xin đi làm trước thời gian nghỉ. Trong quá trình viết đơn, có một số giấy tờ xác thực mà bạn cần chuẩn bị thêm.

Về cơ bản, mẫu đơn này không có nhiều khác biệt về kết cấu so với đơn xin nghỉ thai sản. Tuy nhiên tại phần nội dung, bên cạnh lý do trình bày, bạn cần phải đưa ra được giấy xác nhận sức khỏe từ phía bệnh viện, phòng khám và chứng minh đã nghỉ đủ tối thiểu là 4 tháng.Đơn sau khi nộp nếu được ban lãnh đạo chấp thuận, bạn sẽ có thể bắt đầu đi làm lại. Tuy nhiên nếu lá đơn chưa đủ thuyết phục hoặc bạn chưa đủ điều kiện thì đơn sẽ bị từ chối.

Trên đây là những thông tin mà CCB Office muốn gửi tới bạn về đơn xin nghỉ thai sản. Bạn đã hiểu được định nghĩa, tầm quan trọng, những điều cần lưu ý… Hi vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Và đừng quên đón đọc những bài viết mới, đầy hay ho của chúng tôi nhé!
Website: http://ccboffice.vn
Hotline : 0985.575.185
Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội