KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CÔNG NHÂN
Đối với một người lãnh đạo, đặc biệt là người quản lý công nhân có kinh nghiệm thì cách quản lý công nhân rất quan trọng. Điều ấy quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một người lãnh đạo giỏi sẽ luôn tạo được lòng tin và sự quý trọng với công nhân của mình. Vị trí này không lúc nào là dễ chịu. CCB Office xin chia sẻ những kinh nghiệm quản lý công nhân hi vọng sẽ giúp bạn tìm được một hướng đi, cách làm hợp lý nhất.
HIỂU ĐƯỢC TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC
Vận hành quy trình sản xuất trong tổ tại phân xưởng, nhà máy; ổn định số lượng hàng hóa; nâng cao chất lượng sản phẩm; cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên và nhu cầu của khách hàng; giải quyết những vấn đề phát sinh (nếu có); …đều là những công việc mà một người quản lý phải trực tiếp đảm nhiệm.
Người quản lý là người hàng ngày quản lý hàng chục công nhân làm việc. Tuy nhiên, đối tượng công nhân lao động tại Việt Nam lại có đặc thù chung như: nhiều vùng miền, trình độ chưa cao và không đồng đều, nhận thức và ý thức còn thấp và khác nhau, tính bè phái và cảm tính, …
Quản lý sản xuất đã khó, quản lý con người, nhất là tác phong nghề nghiệp còn khó hơn. Một người có kinh nghiệm quản lý công nhân giỏi không chỉ thành công trong việc hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt mức đã nhận, mà còn phải nâng cao ý thức, nhận thức của từng công nhân vào nhận thức chung của tập thể, của công ty.
Là một người quản lý có năng lực, trách nhiệm và đạo đức, bạn phải quan tâm đến những điều sau:
- Tố chất của người quản lý: người quản lý cần trang bị những đặc điểm như: tướng tá, giọng nói, gương mặt, tác phong, tính tình, sự hòa đồng trong mức cho phép,…thích hợp với yêu cầu công việc.
- Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất: đó là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, hoặc kỹ năng bổ trợ cho công việc như vi tính văn phòng.
Là người chịu trách nhiệm truyền đạt nhiệm vụ sản xuất, quy định, quy chế chung của cấp trên đến các công nhân trong tổ, người quản lý cần nói chính xác, rõ ràng mọi vấn đề.
Bởi chỉ cần bạn nói thiếu ý hoặc không rõ ý thì hậu quả có thể sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cần giải quyết nhẹ nhàng, lịch sự, đúng chuẩn, không vượt ngoài khả năng và quy định cho phép.
Ngoài ra, khi nội bộ xảy ra sự cố hay mâu thuẫn, cần bình tĩnh lắng nghe, nhìn nhận khách quan; nắm bắt tình hình, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, giải quyết tận gốc, để nhanh chóng quay trở lại sản xuất bình thường.
BIẾT CÁCH NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý công nhân là phải hoàn thành, thậm chí vượt mức chỉ tiêu được giao, nghĩa là phải đảm bảo nâng cao năng suất lao động.
Để làm được điều này, người quản lý cần chú trọng:
- Con người: kiểm soát thao tác của từng công nhân, đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình; thường xuyên kiểm tra, phân tích đánh giá lại hiệu quả làm việc của công nhân tại từng công đoạn, cơ chế thưởng phạt rõ ràng, tổ chức các hoạt động xã hội.
- Thiết bị: nâng công suất máy, tối ưu thời gian sử dụng thiết bị; thường xuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng hoạt động của thiết bị; kịp thời phát hiện, sửa chữa hoặc thay thế mới những thiết bị hư hỏng hoặc không đáp ứng yêu cầu.
- Nguyên liệu: không dùng sai, dùng phí, đảm bảo dự trữ đủ cho sản xuất
- Phương pháp: thực hiện đúng quy trình, quy định sản xuất, hạn chế/ giảm các tổn thất trong sản xuất do cài đặt, nhầm nguyên liệu, sai quy trình, tái chế, giảm tốc độ máy, không tải, máy hư,…
Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra khu vực làm việc, phát hiện và kịp thời khắc phục những điểm không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như cách bố trí mặt bằng, ánh sáng, nhiệt độ môi trường, phân chia công việc, đội nhóm,…đảm bảo tạo điều kiện làm việc thuận lợi, thoải mái nhất cho công nhân.
TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC THÂN THIỆN, HÒA ĐỒNG
Đây là vấn đề khiến không ít người quản lý phải suy nghĩ rất kỹ và thấu đáo . Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến năng suất lao động là môi trường làm việc, tức tâm lý công nhân.
Một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, công nhân được công nhận, đối xử công bằng, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc,…là những điều mà mọi công nhân đều mong muốn có được.
Để làm được điều này, người làm công tác quản lý sản xuất cần phải:
- Có khả năng truyền đạt, thuyết phục công nhân lắng nghe trong giao tiếp và tán đồng.
- Làm việc cởi mở, chủ động chia sẻ, động viên, hỗ trợ công nhân kịp thời không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng và tạo điều kiện để công nhân nỗ lực hoàn thành
- Xem xét, đánh giá công nhân công bằng theo năng lực, kết quả công việc;
- Nghiêm minh và công bằng trong vấn đề xử lý những tính huống, mâu thuẫn liên quan đến con người, xử lý đúng người đúng tội, hợp tình hợp lý, không bênh vực, không định kiến
- Nỗ lực hết mình “đòi” quyền lợi chính đáng cho công nhân, tích cực tuyên truyền, phát động thi đua, tạo động lực để công nhân hăng say sản xuất.
Quản lý sản xuất đã khó, quản lý con người còn khó hơn. Một người có kinh nghiệm quản lý công nhân thực thụ phải là người vừa nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; vừa có tâm. Chỉ khi tất cả thành viên trong doanh nghiệp đều cảm nhận được vai trò, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình thì họ mới thực sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm phấn đấu vì lợi ích của bản thân và của tập thể.
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.
- Website: https://ccboffice.vn/
- Hotline : 0985.575.185
- Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.